Bệnh mùa hè và cách phòng tránh cho trẻ

Thứ ba - 06/06/2017 16:56
Mùa hè oi bức đang đến gần bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức thật tốt để cùng bé phòng “bệnh giao mùa” nhé. Chúc mọi gia đình luôn hạnh phúc, khỏe mạnh bênh những đứa con yêu của mình.
Bệnh mùa hè và cách phòng tránh cho trẻ

Bệnh mùa nóng và cách phòng bệnh cho bé

 

Bệnh vặt mùa nóng và cách phòng bệnh cho bé

       Giao mùa luôn là thời điểm khiến các bà mẹ lo lắng, vì thay đổi thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Mùa hè oi bức đang đến gần bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức thật tốt để cùng bé phòng “bệnh giao mùa” nhé. Chúc mọi gia đình luôn hạnh phúc, khỏe mạnh bênh những đứa con yêu của mình.
      Giao mùa luôn là thời điểm khiến các bà mẹ lo lắng, vì thay đổi thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Mùa hè oi bức đang đến gần bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức thật tốt để cùng bé phòng “bệnh giao mùa” nhé. Chúc mọi gia đình luôn hạnh phúc, khỏe mạnh bênh những đứa con yêu của mình.

I. Các loại bệnh mùa nóng

Các bệnh về đường hô hấp

Bé sẽ bị mắc các bệnh về đường ho hấp. Nắng nóng, quạt mạnh hay thậm chí nằm điều hoà cũng khiến bé có thể ho, sổ mũi và sốt. Không khí ngột ngạt, bé chạy nhảy ra mồ hôi nhiều mẹ không lau kịp dễ làm bé bị viêm phổi, viêm phế quản. Các bé càng nhỏ càng dễ bị nhiễm bệnh.

Cha mẹ nên làm gì?

Nếu bé có các biểu hiện bị bệnh về đường hô hấp, hãy đưa bé đi khám bác sỹ. Không nên để bệnh kéo dài lâu, càng khó chữa và dễ trở thành mãn tính.

Cho bé ăn cháo/bột loãng hơn thường ngày, uống nhiều nước. Giảm ho, đau họng cho bé bằng các bài thuốc dân gian như quất hấp mật ong, lá hẹ chưng đường phèn, phật thủ và kẹo mạch nha.

Mẹ nhớ nhỏ mũi, lau mũi, hút mũi thường xuyên cho bé để bé dễ thở và dễ bú hơn.

Rối loạn đường tiêu hoá

Thời tiết nóng bức, môi trường kém vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho thức ăn nhanh bị hỏng, ôi thiu. Nhất là với các bé hay ăn ngoài hàng quán sẽ bị nôn/trớ, tiêu chảy, kiết lỵ.

Cha mẹ nên làm gì?

Nếu bé bị tiêu chảy, mẹ nhớ cho con uống nước nhiều hơn bình thường. Có thể cho bú mẹ nhiều hơn và uống dung dịch Oresol, nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, cam vắt (cho một chút đường), nước dừa... để ngăn ngừa bé bị mất nước do tiêu chảy.

Mẹ cần cho bé uống chậm, từng thìa, tránh cố ép bé uống nhiều, bé sẽ sợ và bị trớ. Nếu bé bị nôn, hãy cho bé nghỉ ít phút trước khi uống tiếp.

Cho bé ăn nhiều bữa hơn ngày thường để bé có sức đề kháng, mau lành bệnh.

Liều lượng dùng dung dịch Oresol:

Pha 1 gói dung dịch Oresol với 1lit nước đun sôi dể nguội. Sau mỗi lần bé đi ngoài, mẹ cho bé uống như sau:

·  Với bé dưới 2 tuổi: 50 – 100ml/lần

·  Với bé từ 2 – 10 tuổi: 100 – 200ml/lần

·  Với bé trên 10 tuổi: uống tuỳ thích cho đến khi hết khát.

Say nắng

Đây hiện tượng do nhiệt độ và tia cực tím (tia tử ngoại) của mặt trời gây ra. Tia tử ngoại có khả năng xuyên qua lớp sừng của da tới hạ bì gây cháy da (bỏng độ I) và say nắng. Nó còn có tác hại trực tiếp lên gien, kéo theo các đột biến có đặc tính di truyền; làm gia tăng sự lão hoá, tạo điều kiện cho ung thư xuất hiện.

Nhiệt độ cao làm giãn mạch não gây ra tăng áp lực sọ và làm nhức đầu, có thể kèm theo nôn mửa hay hôn mê, co giật do ức chế vỏ não - làm tăng các hoạt động thần kinh tự động dưới vỏ.

Mẹ nên làm gì?

Không cho trẻ chơi ngoài nắng gắt; cho trẻ uống nhiều nước và dùng một số thức ăn có thể hỗ trợ giúp cơ thể chống lại các ảnh hưởng của ánh nắng và chống sự oxy hoá như: các thức ăn giàu caroten (dưa hấu, dưa vàng, rau ngò, cải bó xôi...), vitamin E (dầu đậu nành, hạt điều, hạt dẻ...), vitamin C (trà xanh, trái cây tươi, rau cải xanh...)

Các loại sốt

Mùa hè, bé dễ bị sốt virus, sốt xuất huyết hoặc sốt không rõ nguyên nhân. Nếu không bù nước tốt, trẻ sẽ bị mất nước điện giải, cộng với thân nhiệt cao sẽ dẫn tới các biến hứng như co giật, hôn mê... đe doạ đến tính mạng của trẻ.

Mẹ nên làm gì?

Khi thấy bé sốt cao, mẹ phải hạ sốt cho con hoặc cho con đi khám bác sỹ. Có thể hạ sốt cho con bằng nhiều cách: dùng khăn xô nhúng nước ấm, lau lưng, trán, bẹn, chân tay để hạ sốt, cho con uống thuốc hạ sốt hoặc dán cao hạ sốt, đặt thuốc hạ sốt ở hậu môn. Tuyệt đối không hạ sốt bằng nước lạnh hay đá, có thể làm bé càng bị sốt cao hơn.

Mặc quần áo thoáng mát cho bé, không ủ ấp kín cho con. Nếu con toát mồ hôi, phải lau liên tục cho ráo mồ hôi và thay quần áo cho con.

Cho con uống nhiều nước và ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, đủ dinh dưỡng.

Không nên cạo gió cho con. Nếu trẻ bị co giật để nằm nghiêng nơi thoáng và làm sạch miệng rồi gọi cấp cứu.

Rôm sảy và các bệnh ngoài da

Đây là hệ quả của việc tăng cường hoạt động của các tuyến mồ hôi và tuyến nhầy trong cơ chế tăng thải nhiệt nhưng các lỗ chân lông bị bít tắc bởi các chất bẩn, làm viêm các nang tuyến chân lông khiến chúng lồi lên mặt da thành các bọc nước nhỏ, đỏ và ngứa ngáy.

Cha mẹ nên làm gì?

Tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng hay chanh để chi thông các ống thoát đổ ra ngoài của các tuyến trên bề mặt da. Khi nặng hơn và cần thiết thì có thể bôi các loại kem chống viêm chứa corticoide như eumovate, dermovate, temprosone...

Ngoài rôm sảy, mùa hè nóng ẩm là điều kiện tốt cho các loại nấm phát triển (hắc lào, lang ben, nấm kẽ, nấm tóc...), viêm nang lông và kể cả các ký sinh trùng trên da (ghẻ lở, chấy rận...) hay kích hoạt các quá trình viêm da do dị ứng (chàm eczema...) các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý phòng tránh các bệnh ngoài da nói trên cho bé.

Phòng bệnh cho cả nhà

Nên rửa tay thường xuyên. Đây là biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu để ngăn ngừa các bệnh mùa nóng cho con như nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hoá, bệnh chân tay miệng.

Bố mẹ cần rửa tay trước và sau khi chăm sóc, bế con, cho con ăn. Tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Giữ gìn vệ sinh trong ăn uống: ăn chín, uống sôi. Con muốn ăn món gì, mẹ nên mua về nhà nấu cho con ăn. Không nên cho con ăn la cà quán xá, nhất là những quán vỉa hè bụi bẩn, nóng, ruồi nhặng.

Tối mẹ cho con ngủ màn, xoa kem chống muỗi, tránh con bị muỗi đốt. Đi ra ngoài đường, cần cho bé mang khẩu trang và mặc áo chống nắng.

Bổ sung vitamin C vào chế độ ăn để nâng cao sức đề kháng cho bé vào mùa nắng và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Nếu bé bị bệnh nhẹ, bố mẹ nên để bé ở nhà để tự tay chăm sóc, tránh quá tải cho bệnh viện và tránh cho bé có thể bị lây nhiễm các bệnh từ bệnh viện. Nhưng cũng không nên quá chủ quan, coi những bệnh trên chỉ là bệnh vặt của bé.

Chỉ cần vài lưu ý nho nhỏ, bố mẹ có thể an tâm bảo vệ sức khoẻ cho bé yêu trong mùa hè!

II. Phòng bệnh cho bé

Thời tiết thất thường lúc giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại virus gây bệnh ở trẻ phát triển, trẻ có thể bị bệnh sau khi tiếp xúc với bạn bè, người lớn bị bệnh. Trẻ càng nhỏ thì diễn biến bệnh càng nhanh, càng nặng. Đặc biệt, trẻ nhỏ rất mẫn cảm với thời tiết khiến trẻ dễ bị cảm khi giao mùa. Triệu chứng đầu tiên là ho, rồi viêm họng, sốt; nặng hơn trẻ có thể bị viêm phế quản, viêm phổi.

Để trẻ có sức khỏe tốt nhất, các bậc phụ huynh hãy tăng cường phòng bệnh cho trẻ. Dưới đây là một số lưu ý dành cho cha mẹ:

- Tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ cho các bé.

- Khi phụ huynh để các bé, đặc biệt là các cháu dưới 1 tuổi nằm trong phòng có điều hòa, cần chú ý nhiệt độ trong phòng với nhiệt độ ngoài trời phải tương đối thích hợp nhau.

- Nếu bé đang ở trong phòng điều hòa, cần thiết phải thay đổi nhiệt độ dần dần, tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột từ lạnh ra nắng nóng, điều này khiến các bé dễ nhiễm bệnh.

- Không nên cho trẻ tiếp xúc với những người ho nhiều hay mắc các bệnh cảm cúm.

- Nếu trẻ đã mắc các bệnh về đường hô hấp hay tiêu hóa, nên tránh để trẻ tới nhà trẻ thậm chí phải cách ly trẻ, điều này vừa ngăn ngừa những căn bệnh khác xâm nhập do lúc này đề kháng của trẻ rất yếu, đồng thời dễ lây nhiễm bệnh sang các trẻ khác trong lớp.


- Cần thiết phải tăng cường dinh dưỡng cho trẻ để trẻ có đủ đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

- Thời điểm nửa đêm đầu sáng, nhiệt độ ngoài trời thấp đi nhưng vẫn để điều hòa 25 – 26oC sẽ rất nguy hiểm, trẻ có thể mắc thêm các bệnh cảm lạnh, từ đó dẫn tới nhiều bệnh khác có thể xâm nhập tới trẻ.


- Chú ý đến nhiệt độ cơ thể bé: Điều này rất quan trọng để kiểm tra sức khỏe cho bé. Nếu bé lạnh, khi mẹ chạm tay mình vào cơ thể bé sẽ thấy lạnh toát, nhất là phần lưng và ngực của bé. Khi đó mẹ cần nhanh chóng làm ấm cơ thể cho bé, bằng cách tăng nhiệt độ phòng, mặc thêm áo cho bé hoặc bôi lên cơ thể bé chút dầu khuynh diệp.

Nguồn tin: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tại trường mầm non Hoa Sen, bữa ăn của các con luôn được  trú trọng hàng đầu. Một chế độ dinh dưỡng hợn lí, chất lượng tốt  ngay từ khi các con được đến trường. bởi đây là nền tảng giúp trẻ phát triển cân đối hài hòa, từ đó sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt nhân cách của các con sau này.
Mở đẩu của buổi sáng các con đã được thưởng thức một cốc sữa với hương vị thơm ngon bổ dưỡng, giúp trẻ tràn đầy năng lượng của một ngày tại trường mầm non
105045177 585492189038765 5107680693781269088 n
bữa sáng tràn đày năng lương với cốc sữa nóng hổi của bé
Thực phẩm đầu vào được tuyển chọn rất kĩ lưỡng từ nhà cung cấp chứng nhận thực phẩm sạch, tiếp phẩm tuân thủ nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm, chế biến thực phẩm sạch sẽ và cẩn thận đảm bảo an toàn, với hương vị thơm ngon và giữ nguyên sự bổ dưỡng. Món không thể thiếu trong bữa ăn chính của trẻ là cơm trắng. được nấu từ gạo bắc hương thơm ngon bổ dưỡng, cung cấp tình bột cho cơ thể giúp trẻ có thêm năng lượng hoạt động cho trẻ.
106013855 266696381214688 4557992086048694634 n
Cơm trắng của trẻ được sử dụng trong bữa trưa chính
Món thức ăn mặn trong thực đơn thứ 3 tuần chẵn của trẻ đó là món cá lăng tươi sốt cà chua
105429261 268362161042541 5393238583430970611 n
Món cá lăng tươi sốt cà chua 
Cùng với món canh rau muống nấu thịt lợn nạc vai
105685681 1578266099017481 8099624743534102727 n
Canh rau muống nấu thịt lợn nạc vai

Tráng miệng bữa trưa là chuối chín cung cấp vitamin, kali ...... cho cơ thể trẻ
300px Banana Single
chuối chín nóm tráng miệng của trẻ sau ăn trưa 30 phút
Bữa trưa thứ 3 tuần chẵn của trẻ với đẩu đủ nóm cơm, canh, thức ăn mạn và nóm tráng miệng tạo cho bữa ăn sinh động hấp dẫn, giúp trẻ có sức khỏe tốt.
Không chỉ dùng ở đó mà buổi chiều sau khi ngủ dậy trẻ giửa mặt cho tinh thần sảng khoái. Sau đó cùng điểm tâm bữa chiều và bữa xế chiều với nóm bún thịt ngan và sữa bột Anfami IQ - Grow
104946732 2669607813293075 8269349203859150927 n
Nóm bún thịt ngan 
 
sua net dep thanh xuan
cốc sữa của trẻ 
Ở trường mỗi món ăn của trẻ đều là tâm huyết, tình yêu thương và sự quan tâm của nhà trường dành cho các con.
Nhà trường vẫn luôn không ngừng nỗ lực cố gắng hơn nữa trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, không chỉ mỗi bữa ăn toàn diện mà suốt cả quá trình các con được gửi gắm và nuôi dưỡng tâm hồn, thể chất tại trường.

 
  • Img 8418
    Img 8418
  • Img 8416
    Img 8416
  • Img 8415
    Img 8415
  • Img 8414
    Img 8414
  • Img 8412
    Img 8412

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • MẦM NON HOA SEN
    0243.542887

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập27
  • Hôm nay2,370
  • Tháng hiện tại20,807
  • Tổng lượt truy cập16,143,409
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây