Kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Thứ hai - 11/01/2016 15:27
Bạn có tin vào câu nói “Gieo hành vi, gặt thói quen” không?

Với tôi, câu nói này rất đúng với trẻ em vì trẻ em có khả năng học hỏi, ghi nhớ tốt, đồng thời dễ uốn nắn nên giai đoạn 2-6 cần thổi cho trẻ những nguyên tắc và những kỹ năng cơ bản phục vụ cho bản thân. Nhưng một sự thật đó là những kỹ năng sống đó chưa được cha mẹ coi trọng mà chỉ chú trọng đến các môn văn hóa của con.

Bạn đã bao giờ thật sự hiểu kỹ năng sống cho trẻ mầm non là gì? Nó có thật sự cần thiết với trẻ hay không? Bạn có cho rằng trẻ nhỏ những kỹ năng đó không cần thiết mà nên để chúng phát triển một cách tự nhiên?

Nhưng bạn có biết những việc tưởng chừng đơn giản nhất nhưng nó chính là những kỹ năng giúp trẻ sinh tồn. Bạn cho rằng ăn, ngủ, chơi…là những việc rất đơn giản nhưng nó cũng cần kỹ năng riêng của nó. Bạn thử nhìn lại xem con mình đã làm được những việc gì, công việc tối thiểu nhất là tự phục vụ bản thân liệu con bạn đã tự đánh răng, tự mặc quần áo, tự chuẩn bị đồ dùng cho bản thân hay con bạn đã có những kỹ năng tự bản vệ bản thân chưa?

 

Có ai đó đã nói “ gieo hành vi, gặt thói quen” ở lứa tuổi mầm non hành vi và nhận thức của trẻ giống như tờ giấy trắng. Khi gieo lên đó những mầm nhân cách nào thì nó sẽ hình thành thói quen đó cho trẻ sau này, muốn trẻ hình thành được thói quen tích cực cần phải thông qua trải nghiệm và thích nghi . Nếu cha mẹ bao bọc, không cho phép chúng có môi trường trải nghiệm thì làm sao trẻ có thể hình thành được thói quen tích cực cho bản thân. Ngày nay, cuộc sống no đủ hơn, cha mẹ tấp nập lo công việc, kiếm thật nhiều tiền để lo cho con cuộc sống đầy đủ, thuê giúp việc chăm sóc cho con cơm đưa tận miệng, quần áo có người mặc hộ, giày dép có người có người xỏ, quàn áo có người giặt, ngã thì có người nựng, nâng... Lớn hơn một chút đi học có người đưa đi, học bài thì có sách giải mà không cần suy nghĩ, đi học thì cô giáo đọc cho chép về học thuộc, bị bắt nạt thì chỉ biết khóc hoặc mách cô giáo mà không biết cách tự giải quyết, cả ngày chỉ biết lao vào học, điện tử, máy tính, ipad...

Cha mẹ luôn cho rằng con nhỏ thì không nên bắt con vào khuôn phép mà mất đi nét hồn nhiên của trẻ vì vậy luôn bao bọc, nựng con, tất cả mọi việc đều làm giúp con, không cho con ra chơi ngoài vì sợ bị ngã đau. Nhưng cha mẹ có biết chính cha mẹ đã tước đi quyền tự do của con, không cho con được nói, không cho con được làm và đến khi quay đầu lại cha mẹ mới biết con mình có quá thụ động, nhu nhược, quá nhút nhát, quá hiếu động, vô nguyên tắc… Và cha mẹ nhận ra rằng có điều gì đó thật sự không ổn với con của chính mình. Càng lo lắng hơn, bạn càng cố giữ con trong vòng tay bảo vệ của bố mẹ, và thế là như một cái vòng luẩn quẩn. Con càng ngày càng mất đi năng lực thích nghi và điều khiển chính cuộc sống của mình lúc đó mới đi tìm đến những cơ sở giáo dục để định hướng lại nhân cách cho con. Nhưng cha mẹ đâu có biết, cái nôi của sự giáo dục nguyên tắc của con đều xuất phát từ gia đình. Ngay từ đầu cha mẹ thổi nguyên tắc vào cho con, dạy con biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, dạy con biết cách tự lập như phục vụ bản thân, dạy con biết bảo vệ bản thân “ngã phải tự đứng lên, phải làm gì khi bị người khác bắt nạt mà không phải mách cô giáo, mách bố mẹ”. Dạy con cách sinh tồn khi không có bố mẹ ở nhà con phải làm cách nào để không bị đói, dạy con biết nấu 1 món ăn đơn giản. Dạy con những cách thoát hiểm khi bị chó cắn, cách chơi an toàn với thú nuôi…những điều tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không thổi ngay từ đầu thì làm sao trẻ có được những kỹ năng đơn giản đó. Kỹ năng đơn giản con còn chưa biết thì sao có thể nói đến những kỹ năng cao hơn, khó hơn.

Hiện nay, phụ huynh thường coi trọng văn hóa của con hơn, hay nói đúng hơn là chạy theo “thành tích”. Những cuộc đua của các gia đình “Gia đình nào có con học giỏi nhất, tốt nhất” và con cho đi học cả tuần nào là tiếng Anh, toán,…mà bỏ ngoài những kỹ năng cần thiết nhất cho con. Học sinh lớp 7,8 vẫn phải bố mẹ đưa đón mà không dám cho đi xe bus. Bạn đã bao giờ dạy con quãng đường từ nhà đến trường sẽ đi như thế nào chưa? Bạn đã bao giờ đi bộ cùng con đến trường và chỉ cho con biết cách nhớ đường về nhà khi bố mẹ chưa đến đón chưa? Tôi tin chắc rất ít cha mẹ có thể làm được vì họ vội đi làm, lúc nào cũng vội vã đưa con đến trường và con cũng chẳng nhớ được đường từ nhà đến trường có những cái gì, có thể dựa vào những cái gì để ghi nhớ.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải là những điều cao siêu mà nó ở gần ngay bên bạn, bên con. Quan trọng là cha mẹ muốn con mình lớn lên trở thành người như thế nào, bản thân cha mẹ cần cái gì, thiếu gì, cần dựa vào cái gì để sống, để thành công thì hãy dạy con những điều như thế. Việc xây dựng kỹ năng sống cho trẻ không gì hơn là cho trẻ cơ hội để trải nghiệm, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ cách tự thể hiện mình. Có thế chúng ta mới có thể có những người lao động chủ động, tích cực, hòa đồng và đầy đặc biệt.

 

Cha mẹ có thể làm gì giúp con phát triển toàn diện?

Thứ nhất: Hãy dạy con tự phục vụ bản thân: Tự vệ sinh cá nhân, tự sắp xếp chăn gối khi ngủ dậy, tự ăn, tự mặc quần áo, tự gấp đồ, tự giặt đồ, tự học bài…

Thứ hai: Dạy con kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Biết phân biệt nguy hiểm, biết xử lý khi bị ngã, biết tự xử lý vết thương, biết tránh xa những nơi nguy hiểm…

Thứ ba: Dạy con kỹ năng tự lập (kỹ năng sống đơn lẻ)

Dạy con biết tự đứng lên khi ngã, biết nấu những món ăn đơn giản khi ở nhà một mình, biết phân biệt những đồ ăn nào có thể ăn, biết tự đi đến trường, biết chuẩn bị đồ dùng khi đến trường…

Thứ tư: Dạy con kỹ năng giao tiếp giúp trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu và hình thành thói quen cảm ơn, xin lỗi, chia sẻ, quan tâm, yêu thương…

- Kỹ năng khi giao tiếp với bố mẹ, ông bà

- Kỹ năng giao tiếp với người lạ

- Kỹ năng giao tiếp với bạn bè

Thứ năm: Dạy con sự tự tin để giúp con biết mình là ai, cả về cá nhân và trong mối quan hệ với người khác, sự tự tin trước đám đông

Ngoài ra còn rất nhiều kỹ năng khác cha mẹ cần giáo dục cho trẻ trong suốt quá trình phát triển của trẻ.

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non rất cần thiết vì nhân cách của con do cha mẹ xây lên, viết lên từ những viên gạch nhỏ thành một “Thành trì” vững chắc, bền vững theo thời gian chứ không phải là thói quen tạm thời.

Nguồn tin: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

(Tuần 1 + 3)
Sáng
  • Sữa học đường
Trưa
  • Cơm gạo tám
  • Canh bí đỏ nấu thịt nạc vai
  • Thịt nạc trứng hấp kiểu Nhật
  • Tráng miệng: Váng sữa pappai
Bữa phụ chiều
 14h30'
    * Nhà trẻ
  • Uống sữa bột Nutifood
   15h30'
  • Cơm gạo tám
  • Thịt rim hành
  • Canh cải nấu thịt

(Tuần 2 + 4)

Sáng
  • Sữa học đường
Trưa
  • Cơm gạo tám
  • Canh cải xanh nấu thịt tôm
  • Thịt, tôm rim hành
  • Bí đỏ xào tỏi
  • Tráng miệng: Chuối tiêu
Bữa phụ chiều
 14h30'
        * Nhà trẻ
  • Cơm gạo tám
  • Thịt nạc rim hành
  • Canh bí xanh nấu thịt nạc vai
     * Mẫu giáo
  • Mỳ chũ nấu thịt nạc, rau cải
   15h30'
  • Sữa bột Nutifood

  •  
  • Img 8418
    Img 8418
  • Img 8416
    Img 8416
  • Img 8415
    Img 8415
  • Img 8414
    Img 8414
  • Img 8412
    Img 8412

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • MẦM NON HOA SEN
    0243.542887

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay852
  • Tháng hiện tại93,390
  • Tổng lượt truy cập16,215,992
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây