Mầm non Hoa Senhttps://mnhoasen-hadong.edu.vn/uploads/mnhoasen/logo_truong_hoa_sen-removebg-preview.png
Thứ tư - 16/08/2017 11:26
Hiện nay dịch sốt xuất huyết (SXH) đang hoành hành ở nhiều nơi trên cả nước và diễn biến hết sức phức tạp, để giúp CCVC và HSSV hiểu thêm về bệnh SXH cũng như mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này và biết cách phòng tránh cho bản thân. Hôm nay nhà trường sẽ cung cấp đến quí thầy cô giáo và các bậc phụ huynh một số thông tin cần thiết về bệnh sốt xuất huyết.
* Tại sao mọi người bị mắc SXH
Bệnh SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút Dengue gây ra và muỗi vằn Aedes Aegypti là trung gian truyền bệnh. Muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virut mang sang đốt người lành mang bệnh.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 11. * Bệnh SXH có nguy hiểm không
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Bệnh có thể gây thành dịch lớn làm nhiều người mắc cùng lúc, gây khó khăn cho việc chăm sóc và điều trị, giảm sức lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu đến muộn có thể dẫn đến sốc, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, trụy tim mạch, tay tê liệt, hôn mê dẫn đến tử vong cao, đặc biệt là trẻ em. * Làm sao nhận biết người mắc bệnh SXH
- Bệnh thường có các dấu hiệu sau:
+ Thể nhẹ: sốt cao đột ngột trên 38o C, kéo dài trong 2 – 7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội vùng trán, đau sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu phát ban, không kèm theo ho, sổ mũi.
+ Thể nặng bao gồm các dấu hiệu trên và kèm theo: Dấu hiệu xuất huyết: chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi cầu phân đen. Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng * Chúng ta cần phảilàm gì khi nghi ngờ bị SXH
Khi nghi ngờ bị SXH thì đưa ngay người bệnh đi khám. Trường hợp nhẹ có thể chăm sóc tại nhà như sau:
+ Nghỉ ngơi tại nhà.
+ Cho uống nhiều nước, uống dung dịch Oresol, nước trái cây. Cho ăn nhẹ như: cháo, súp hoặc sữa.
+ Hạ sốt với Paracetamol, lau mát khi sốt cao
Theo dõi bệnh nhân nếu có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng (sốt li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến bệnh viện. * Các biện pháp phòng, chống SXH:
- Dùng thuốc xịt muỗi, nhang diệt muỗi, vợt muỗi bằng điện…
- Thoa kem chống muỗi đốt, mặc quần áo dài tay đối với trẻ em, ngủ màm kể cả ban ngày…
- Sắp xếp quần áo, đồ vật trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.
- Thường xuyên cọ, súc rửa lu, khạp, chum vại, phi… , dùng bàn chà chà sát để loại bỏ trứng muỗi bám vào thành dụng cụ. Đậy nắp không cho muỗi vào đẻ trứng.
- Đối với những dụng cụ chứa nước lớn không thể thau rửa hoặc đậy nắp được ta có thể thả cá diệt lăng quăng, bọ gậy
- Đối với các dụng cụ khác: bát kê chân chạn, lọ hoa, chậu cây cảnh… thay nước ít nhất một lần trong một tuần, cho muối ăn hoặc dầu lin vào bát kê chân chạn, cọ rửa thành của vật dụng để loại bỏ trứng.
- Loại trử ổ bọ gậy bằng cách phá hủy hoặc loại bỏ những ổ nước tự nhiên hay nhân tạo trong và xung quanh nơi ở :
• Thu dọn rác ( chai, lọ, bát , lu vỡ, vở hộp nhựa, lớp xe hỏng, vỏ gáo dừa…)
• Lấp các hốc cây bằng xi măng, cát, sửa chữa các máng nước bị hỏng, khơi thông cống rãnh bị tắc nghẽn.
• Dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ.
Tại trường mầm non Hoa Sen, bữa ăn của các con luôn được trú trọng hàng đầu. Một chế độ dinh dưỡng hợn lí, chất lượng tốt ngay từ khi các con được đến trường. bởi đây là nền tảng giúp trẻ phát triển cân đối hài hòa, từ đó sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt nhân cách của các con sau này.
Mở đẩu của buổi sáng các con đã được thưởng thức một cốc sữa với hương vị thơm ngon bổ dưỡng, giúp trẻ tràn đầy năng lượng của một ngày tại trường mầm non
Thực phẩm đầu vào được tuyển chọn rất kĩ lưỡng từ nhà cung cấp chứng nhận thực phẩm sạch, tiếp phẩm tuân thủ nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm, chế biến thực phẩm sạch sẽ và cẩn thận đảm bảo an toàn, với hương vị thơm ngon và giữ nguyên sự bổ dưỡng. Món không thể thiếu trong bữa ăn chính của trẻ là cơm trắng. được nấu từ gạo bắc hương thơm ngon bổ dưỡng, cung cấp tình bột cho cơ thể giúp trẻ có thêm năng lượng hoạt động cho trẻ.
Món thức ăn mặn trong thực đơn thứ 3 tuần chẵn của trẻ đó là món cá lăng tươi sốt cà chua
Cùng với món canh rau muống nấu thịt lợn nạc vai
Tráng miệng bữa trưa là chuối chín cung cấp vitamin, kali ...... cho cơ thể trẻ
Bữa trưa thứ 3 tuần chẵn của trẻ với đẩu đủ nóm cơm, canh, thức ăn mạn và nóm tráng miệng tạo cho bữa ăn sinh động hấp dẫn, giúp trẻ có sức khỏe tốt.
Không chỉ dùng ở đó mà buổi chiều sau khi ngủ dậy trẻ giửa mặt cho tinh thần sảng khoái. Sau đó cùng điểm tâm bữa chiều và bữa xế chiều với nóm bún thịt ngan và sữa bột Anfami IQ - Grow
Ở trường mỗi món ăn của trẻ đều là tâm huyết, tình yêu thương và sự quan tâm của nhà trường dành cho các con.
Nhà trường vẫn luôn không ngừng nỗ lực cố gắng hơn nữa trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, không chỉ mỗi bữa ăn toàn diện mà suốt cả quá trình các con được gửi gắm và nuôi dưỡng tâm hồn, thể chất tại trường.