PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết
Bệnh nhi thường khởi phát bệnh với sốt cao đột ngột, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, thời gian sốt từ 2 – 7 ngày, kèm theo những biểu hiện sau đỏ bừng mặt, da xung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu. Trong một số trường hợp, trẻ có thể kèm theo đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Trẻ nhũ nhi có thể kèm triệu chứng ho sổ mũi hay tiêu chảy. Vào thời điểm này, những triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu, không thể phân biệt với nhiễm các loại vi rút khác.
Tiếp sau đó, bệnh nhi có thể biểu hiện xuất huyết như: xuất hiện chấm xuất huyết (những chấm đỏ không biến mất khi ấn vào) thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng; xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, đi cầu ra máu. Ở nữ tuổi dậy thì có thể xuất huyết âm đạo. Những triệu chứng xuất huyết này ít xảy ra vào những ngày đầu. Gan có thể to sau một vài ngày. Khi xét nghiệm công thức máu vào thời gian này, kết quả cho thấy giảm bạch cầu, đó là dấu hiệu cảnh báo khả năng sốt xuất huyết Dengue.
Từ ngày thứ 3 – 7 của bệnh, trẻ bắt đầu hạ sốt khoảng 37,5 – 38 độ C hoặc thấp hơn, một số bệnh nhi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như lừ đừ, mệt mỏi, ói nhiều, đau bụng, xuất huyết niêm mạc, gan to, hoặc một số trường hợp diễn tiến đến sốc sốt xuất huyết với biểu hiện tay chân lạnh, mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp hoặc không đo được. Tất cả những trường hợp trên cần phải được nhập viện ngay và tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Nếu để tình trạng sốc kéo dài, bệnh nhi có thể tổn thương nhiều cơ quan, có thể dẫn đến tử vong.
Có những bệnh nhi vào thời điểm ngày 6,7 của bệnh, hết sốt và bệnh hồi phục, ăn uống tốt, đặc biệt xuất hiện mẫn đỏ ngứa ở tay chân, làm phụ huynh lo lắng đưa trẻ đến bệnh viện nhưng được các bác sĩ giải thích đây là đang phục hồi.
2. Chăm sóc đúng cách trẻ mắc sốt xuất huyết tại nhà giúp trẻ mau lành bệnh và cải thiện tình hình tử vong cho trẻ
Những trường hợp trẻ sốt xuất huyết được bác sĩ cho điều trị ngoại trú hay tại nhà, quý phụ huynh cần biết cách chăm sóc trẻ, trong đó không thể bỏ qua khâu hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
a. Hạ sốt đúng cách cho trẻ: Cho trẻ uống thuốc hạ sốt có thành phần Paracetamol loại đơn chất, với liều 10 – 15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4- 6 giờ một lần nếu trẻ sốt ≥ 380C (Lưu ý: Chỉ cho uống theo đơn thuốc và chỉ định của bác sĩ điều trị).Lau mát cho trẻ bằng nước âm ấm khi trẻ sốt cao khó chịu, để tránh biến chứng sốt cao gây co giật cho trẻ.
b. Đảm bảo việc bù nước và chế độ dinh dưỡng cho trẻ bao gồm:
- Thức ăn: cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa và nên cho nhiều bữa nhỏ.
- Nước uống: cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường. Loại nước được khuyến khích cho trẻ uống là nước lọc, nước sôi nguội, nước trái cây: nước cam, nước chanh, hay Oresol 1 gói pha 1 lít nước chín uống dần.
- Vitamin: trẻ cần cung cấp thêm các vitamin nhóm A, B, C để tăng cường hoạt động chuyển hóa cho cơ thể và tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
c. Tái khám mỗi ngày theo hẹn của bác sĩ. Ngay cả sáng, chiều trong những ngày cao điểm của bệnh.
Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh trở nặng để cho trẻ nhập viện cấp cứu kịp thời: phải theo dõi sát vì thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6) trẻ có thể trở nặng và sốc dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời. Nếu có một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện:
- Quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì
- Đau bụng
- Chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen
- Tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống
d. Tuyệt đối tránh những tác động không tốt sau đây:
- Không nên cạo gió, cắt lể vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.
- Không tự ý cho trẻ uống thuốc.
- Không cho trẻ uống những loại nước có màu đen hoặc đỏ như Coca, Pepsi, Sá xị…vì có thể gây nhầm lầm với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.
- Không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện, vì đã có không ít trường hợp truyền dịch không đúng làm bệnh trở nặng khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể cứu sống trẻ. Trong quá trình hồi phục bệnh trẻ chưa thể ăn uống ngon miệng như bình thường cũng làm chậm quá trình hồi phục, bổ sung thêm thuốc bổ cho trẻ trong trường hợp này là cần thiết, theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
c. Tái khám mỗi ngày theo hẹn của bác sĩ. Ngay cả sáng, chiều trong những ngày cao điểm của bệnh.
Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh trở nặng để cho trẻ nhập viện cấp cứu kịp thời: phải theo dõi sát vì thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6) trẻ có thể trở nặng và sốc dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời. Nếu có một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện:
- Quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì
- Đau bụng
- Chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen
- Tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống
d. Tuyệt đối tránh những tác động không tốt sau đây:
- Không nên cạo gió, cắt lể vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.
- Không tự ý cho trẻ uống thuốc.
- Không cho trẻ uống những loại nước có màu đen hoặc đỏ như Coca, Pepsi, Sá xị…vì có thể gây nhầm lầm với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.
- Không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện, vì đã có không ít trường hợp truyền dịch không đúng làm bệnh trở nặng khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể cứu sống trẻ. Trong quá trình hồi phục bệnh trẻ chưa thể ăn uống ngon miệng như bình thường cũng làm chậm quá trình hồi phục, bổ sung thêm thuốc bổ cho trẻ trong trường hợp này là cần thiết, theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Nguồn tin: Sưu tầm
Ý kiến bạn đọc